Khi cần chăm sóc một người bệnh tại nhà, việc sử dụng giường y tế sẽ giúp quá trình chăm sóc trở nên dễ dàng và an toàn hơn cho chính người bệnh và người thân chăm sóc. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giường y tế với chức năng khác nhau và mức giá cũng giao động rất lớn từ hơn 5 triệu đến gần 30 triệu đồng. Để tránh phải sai lầm khi chọn mua giường y tế không phù hợp dẫn đến không sử dụng được và phải bỏ xó hoặc thanh lý lại với giá rất rẻ, bài viết dưới đây sẽ liệt kê những sai lầm mọi người thường hay mắc phải khi chọn mua giường y tế.
Mục lục
Không tham khảo ý kiến của chính người bệnh
Đây dường như là lỗi sai thường gặp nhất khi chọn mua giường y tế dẫn đến nhiều trường hợp mua giường y tế về nhưng người bệnh từ chối sử dụng nên phải bỏ xó hoặc thanh lý lại với giá rẻ mạt mặc dù người bệnh chưa nằm lần nào.
Có 3 lý do chính khiến người bệnh từ chối nằm trên giường y tế.
- Thứ nhất. Giường y tế có thể mang đến cho người nằm cảm giác như bệnh viện chứ không giống như ở nhà. Nhiều người bệnh muốn được chăm sóc ở nhà là vì muốn được trở về nơi quen thuộc của mình, nhưng khi phải nằm trên giường y tế trong chính ngôi nhà của họ, cảm giác thân thuộc sẽ bị giảm đi, thay vào đó họ thấy giống như đang nằm ở bệnh viện hơn.
- Thứ hai. Đơn giản là chỉ muốn nằm trên chiếc giường cũ thân thuộc. Giường ngủ thường là đồ vật ít khi thay đổi trong hàng chục năm, vậy nên khi phải chuyển sang ngủ một chiếc giường mới, người bệnh có thể sẽ thấy xa lạ không thoải mái như nằm trên giường cũ.
- Thứ ba. Phải ngủ xa cách cùng người thân. Giường y tế chỉ được thiết kế cho một người nằm. Nằm giường y tế đồng nghĩa với việc người bệnh phải nằm một mình, không thể ngủ cùng người thân như vợ hoặc chồng như trước nữa.
Không tính toán đến chỗ kê giường y tế
Giường y tế là một vật khá là cồng kềnh, nó có diện tích khoảng 2 mét vuông. Đối với nhiều nhà có diện tích nhỏ hoặc có phòng ngủ nhỏ, việc kê thêm một chiếc giường y tế là một điều khó khăn. Họ chỉ có thể tháo bỏ chiếc giường cũ để kê giường y tế hoặc phải chuyển người bệnh sang nằm ở phòng khác như phòng khách hoặc phòng bếp, điều này sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của ngôi nhà và quan trọng hơn là tâm lý của người bệnh. Người bệnh có thể từ chối nằm giường y tế nếu như phải kê giường ở phòng khách.
Chọn chức năng của giường sao cho hợp lý nhất
Giường y tế có nhiều loại giường với nhiều chức năng khác nhau. Giường càng nhiều chức năng thì giá càng cao. Bạn nên căn cứ vào tình trạng, khả năng vận động của người bệnh để chọn giường có chức năng cho phù hợp, tránh việc chọn loại giường nhiều chức năng đắt tiền nhưng lại không dùng tới
Ví dụ nếu người bệnh vẫn còn khả năng đi lại được khi có sự hỗ trợ từ người thân, có thể chỉ cần chọn loại giường có chức năng nâng đầu hoặc nâng đầu và nâng chân cho tiết kiệm vì đây là loại giường y tế có mức giá thấp nhất. Nhưng nếu người bệnh gần như nằm hôn mê bất động một chỗ, cần chọn loại giường có khả năng lật người 2 bên để giúp người thân lật người bệnh được dễ dàng hơn.
Nên có khả năng nên chọn loại giường điều khiển điện thay vì giường tay quay. Tâm lý người bệnh luôn muốn ít bị phụ thuộc nhất có thể vào người khác. Khi dùng giường y tế điện người bệnh có thể tự thực hiện các chức năng của giường bằng cách nhấn nút trên điều khiển. Đối với giường y tế tay quay, tuy có giá rẻ hơn nhưng người bệnh phải phụ thuộc vào người chăm sóc để thực hiện các chức năng của giường.
Chọn loại nệm mang đến cảm giác nằm thoải mái nhất
Người khỏe mạnh thường dành ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày nằm trên giường nhưng với người bệnh số thời gian ở trên giường có thể là 16 thậm chí là 24 tiếng mỗi ngày, vì vậy việc chọn loại nệm để người bệnh nằm thấy thoải mái nhất là điều rất quan trọng nhưng lại ít được mọi người chú ý tới.
Nhiều loại giường y tế hiện nay thường sử dụng nệm xơ dừa hoặc bông ép khá là cứng, một số hãng có thể thêm một lớp mút mỏng khoảng 2cm để cho nệm mềm hơn nhưng nhìn chung các loại đệm sử dụng chất liệu đó vẫn khá cứng. Nếu người khỏe mạnh chỉ nằm khoảng 7-8 tiếng trên nệm cứng thì ít thấy ảnh hưởng nhưng người bệnh có thời gian nằm trên nệm lâu hơn thì sẽ dễ bị tê mỏi người và đặc biệt là dễ bị loét da ở những chỗ xương đè vào mạch máu trên mặt phẳng nệm cứng.
Các tổ chức y tế ở châu Âu và Mỹ đều khuyên người bệnh nằm lâu cần chọn các loại nệm êm có độ đàn hồi tốt như foam hoặc cao su để nằm thoải mái hơn, giải tỏa áp lực khi nằm tốt hơn và hạn chế tình trạng bị loét da. Thậm chí đối với người có nguy cơ cao bị loét da thì phải nằm nệm bơm hơi tuần hoàn rất mềm.
Trên đây là 4 sai lầm mọi người dễ mắc phải nhất khi chọn mua giường y tế dẫn đến việc bỏ một số tiền lớn để mua giường nhưng không làm hài lòng được người bệnh. Hiện trên thị trường đã có một dòng sản phẩm mới giải quyết được nhiều nhược điểm của giường y tế trong việc chăm sóc người bệnh tại nhà.
Nệm nâng tự động Zlab 4.0 với chức năng chính là nâng đầu tự động bằng điện, người bệnh có thể tự nâng hạ phần thân trên chỉ với một nút bấm, không cần làm phiền đến người thân. Các chức năng khác như nâng chân và lật người có thể thực hiện được với các gối chuyên dụng đi kèm. Nệm Zlab 2.0 được đặt trực tiếp trên giường nhà, không tốn không gian mà lại còn mang đến cảm giác thân thuộc vì người bệnh vẫn được nằm trên chiếc giường quen thuộc của mình và được ngủ cùng người thân. Chất liệu của nệm Zlab 2.0 là foam cao cấp có độ êm và đàn hồi tương đương cao su nên đem đến cảm giác nằm rất thoải mái, hạn chế được tình trạng loét da. Điều vô cùng quan trọng nữa là nệm Zlab 2.0 có giá thành rất hợp lý, rẻ hơn hầu hết các loại giường y tế hiện nay và nệm có thể được tái sử dụng làm giường gấp hoặc ghế tựa cao cấp khi người bệnh không còn nhu cầu sử dụng sau này.