ZLab https://nemnangtudong.com Nệm nâng tự động Tue, 11 Jun 2024 03:09:46 +0000 vi hourly 1 So sánh giường y tế với nệm nâng tự động Zlab 2.0 https://nemnangtudong.com/so-sanh-giuong-y-te-voi-nem-nang-tu-dong-zlab-2-0-541/ https://nemnangtudong.com/so-sanh-giuong-y-te-voi-nem-nang-tu-dong-zlab-2-0-541/#respond Tue, 26 Mar 2024 07:59:28 +0000 https://nemnangtudong.com/?p=541 Từ lâu, giường y tế là một lựa chọn phổ biến để chăm sóc người bệnh tại nhà. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một loại sản phẩm mới để chăm sóc người bệnh tại nhà là nệm nâng tự động Zlab 2.0. Vậy 2 sản phẩm giường y tế và nệm nâng tự động Zlab 2.0 có gì giống và khác nhau? loại nào thuận tiện hơn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin so sánh về 2 loại sản phẩm này để bạn lựa chọn hợp lý nhất.

So sánh giường y tế với nệm nâng tự động Zlab 2.0

Giới thiệu về 2 sản phẩm

Giường y tế

Giường y tế ngoài chức năng chính là một chiếc giường để nghỉ ngơi, nó còn có các chức năng khác hỗ trợ chăm sóc người bệnh được dễ dàng và an toàn hơn là nâng phần thân trên, nâng cao chân, lật người 2 bên,… Chức năng càng nhiều thì giá thành sản phẩm càng. 

Giường y tế được chia thành 2 dòng chính phụ thuộc vào cách giường hoạt động là giường tay quay và giường điện. 

  • Giường tay quay hoạt động bằng cơ, bạn sẽ phải dùng tay xoay tròn các trục để giường thực hiện được chức năng của nó như nâng đầu, nâng chân,… 
  • Đối với giường điện bạn chỉ cần ấn nút trên điều khiển là giường có thể thực hiện được các chức năng của nó. 

Tất nhiên giường điện sẽ đắt tiền hơn nhiều so với giường tay quay nhưng giường điện sẽ đỡ mất sức hơn và nó mang lại sự khác biệt lớn trong chăm sóc người bệnh. Với giường tay quay, việc thực hiện các chức năng nâng hạ của giường phải cần người thân giúp sức, người bệnh không thể tự làm được. Nhưng với giường điện, nếu người bệnh còn ý thức và tay vẫn hoạt động bình thường, họ có thể tự mình nhấn nút để thực hiện các chức năng của giường mà không cần phiền đến người khác. 

Nệm nâng tự động Zlab 2.0

Như tên gọi của nó, đây là một chiếc nệm chỉ dày 10 cm dùng để đặt trên chính chiếc giường quen thuộc của bạn. Ngoài chức năng chính của một chiếc nệm là nó rất êm, đàn hồi tốt để hỗ trợ giấc ngủ và nghỉ ngơi thoải mái, nệm nâng tự động Zlab 2.0 còn có phần khung thép và động cơ điện để nâng lưng và đầu người bệnh được nhẹ nhàng, an toàn hơn chỉ với một nút bấm.

So sánh giường y tế với nệm nâng tự động Zlab 2.0

Giá cả

Giường y tế có một mức giá khá rộng tùy thuộc vào chiếc giường đó có nhiều chức năng hay không và đó là loại giường tay quay hay giường điện. Với giường tay quay mức giá có thể là khoảng 5 đến 6 triệu cho loại chỉ có chức năng nâng đầu, nếu thêm các chức năng khác như nâng chân hoặc lật người 2 bên nó có thể lên tới 10 triệu đến 13 triệu tùy từng hãng sản xuất. Giường điện sẽ có giá cao hơn khá nhiều. Dao động từ 11 triệu đến gần 30 triệu tùy vào số chức năng và hãng sản xuất.

Nệm nâng tự động Zlab 2.0 có mức giá 4.350.000 vnđ – thấp hơn hầu hết các loại giường y tế tay quay. Tuy có mức giá thấp như vậy nhưng nó lại có chức năng nâu đầu bằng điện giống như loại giường y tế bằng điện cao cấp.

Chức năng

 Các chức năng dưới đây như nâng đầu, nâng chân, lật người 2 bên,… là các chức năng có thể có của giường y tế. Có những chiếc giường  y tế chỉ có 1 hoặc 2 chức năng, và có nhiều loại giường cao cấp có thể lên tới 4-5 chức năng.

  • Nâng đầu. Đây là chức năng bắt buộc cần có của một chiếc giường y tế vì nó là chức năng hữu ích nhất và được dùng nhiều nhất. Chức năng nâng đầu sẽ giúp người nâng người bệnh ngồi dậy ăn uống, sinh hoạt dễ hơn. Tạo tư thế Folwer bán ngả để bệnh nhân nghỉ ngơi dưỡng bệnh.
  • Nâng chân. Nâng cao phần chân khi nghỉ ngơi sẽ hữu ích với những người vừa trải qua phẫu thuật chân hay đang bị sưng viêm, ứ nước ở chân. Ngoài ra việc nâng chân cũng giúp ngăn người bệnh bị trượt xuống khi phần lưng đang được nâng lên.
  • Hạ chân ngồi thoải mái. Chức năng này sẽ biến chiếc giường y tế thành một chiếc ghế ngồi để bệnh nhân có thể ngồi thoải mái hơn
  • Lật người 2 bên. Chức năng nay sẽ giúp người chăm sóc đỡ mất sức khi lật người bệnh nhân để vệ sinh hoặc thay ga giường. Lật người còn có vai trò giúp người bệnh giảm được tình trạng loét da do nằm lâu một tư thế.
  • Đi vệ sinh tại giường. Chức năng nay được quảng cáo là giúp cho người bệnh đi vệ sinh tại chỗ được thuận tiện hơn. Nhưng người bệnh nên được khuyến khích đi vệ sinh tại bồn cầu nếu có thể, chỉ trừ trong trường hợp không thể đi lại được, người bệnh mới nên đi vệ sinh tại chỗ. Kể cả vậy chức năng đóng mở bô vệ sinh chỉ phù hợp với những bệnh nhân còn có ý thức. Với những người lú lẫn hoặc bị hôn mê, chức năng này sẽ không phù hợp.
  • Nâng cao và hạ thấp cả giường. Chức năng này sẽ giúp người thân chăm sóc người bệnh được thuận tiện hơn và giúp người bệnh ra khỏi giường dễ dàng hơn.

Nệm nâng tự động Zlab 2.0 có chức năng chính là nâng đầu với động cơ điện. Người bệnh chỉ cần ấn nút trên bảng điều khiển là có thể nâng hạ phần lưng và đầu trong khoảng từ 0 đến 80 độ. Có thể dừng ở bất kỳ góc độ nào trong khoảng này để nghỉ ngơi. Với các chức năng khác cần dùng sản phẩm hỗ trợ như:

  • Nâng chân. Có thể dùng gối kê chân để nâng chân bệnh nhân lên. Gối kế chân có thể được cố định chắc chắn vào nệm Zlab để ngăn người bệnh bị trượt trong quá trình nâng đầu
  • Hạ chân ngồi thoải mái. Với sự giúp sức của người thân, người bệnh có thể được chuyển sang tư thế ngồi thoải mái khi xoay nệm Zlab 2.0
  • Lật người 2 bên. Có thể dùng gối hỗ trợ lật để người thân lật người bệnh sang 2 bên được dễ dàng hơn
  • Đi vệ sinh tại giường. Nệm Zlab 2.0 có phiên bản khoét lỗ để bô để người bệnh có thể đi vệ sinh tại giường với sự giúp đỡ của người thân. Tuy nhiên người bệnh nên được khuyến khích đi vệ sinh tại bồn cầu nhiều nhất nếu có thể.

Sự ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân

Giường y tế tuy hữu dụng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người bệnh. Người bệnh khi về nhà thường có tâm lý muốn nằm trên chiếc giường quen thuộc của mình, được ngủ cùng người thân yêu. Khi nằm trên giường y tế họ có thể mang tâm lý như đang phải nằm trong môi trường bệnh viện và bị chia rẽ với người thân. Tác động tâm lý này mạnh đễn nỗi có nhiều trường hợp gia đình mới mua giường y tế về những đã phải bán thanh lý gấp với giá rẻ vì người bệnh từ chối nằm.

Nệm nâng tự động Zlab 2.0 có thể được đặt lên chính chiếc giường quen thuộc của người bệnh nên không đem lại cảm giác xa lạ như nằm giường y tế. Ngoài ra nệm Zlab 2.0 chỉ rộng 80 cm là một nửa giường đôi 1m6 nên người bệnh vẫn có thể được ngủ cùng người thân của mình

Sự cơ động, linh hoạt của sản phẩm

Giường y tế cồng kềnh có thể chiếm diện tích 2m2 vậy nên với nhiều nhà có diện tích nhỏ hoặc phòng ngủ nhỏ sẽ không đủ chỗ để kê thêm chiếc giường thứ 2. Nếu muốn kê giường y tế họ sẽ phải cân nhắc loại bỏ một chiếc giường cũ đi hoặc kê ở phòng khác, ảnh hưởng tới nội thật của nhà.

Nệm nâng tự động Zlab 2.0 có thể để được trên giường nên không bị mất thêm không gian. Ngoài ra nệm có thể được gấp gọn và mang đi lại trong nhà nên rất tiện lợi sử dụng ở nhiều nơi.

Nệm nâng tự động Z Lab 2.0

Khả năng tái sử dụng để tránh lãng phí.

Khi người bệnh không còn nhu cầu sử dụng, chiếc giường y tế sẽ bị bỏ xó một chỗ hoặc bán thanh lý với giá rất thấp.

Nệm nâng tự động Zlab 2.0 có thể được tái sử dụng như một chiếc giường bệt hoặc tháo bỏ phần đệm chân để tạo thành chiếc ghế ngồi bệt cao cấp.

Phần nệm người bệnh nằm lên

Các loại giường y tế hiện này kể cả loại bình dân hay loại cao cấp đều sử dụng nệm bông ép hoặc nệm xơ dừa, một số có thể thêm một lớp foam mỏng 2 cm trên bề mặt để tăng độ êm. Tuy nhiên về bản chất nó vẫn là loại nệm khá cứng, đàn hồi kèm. Người bệnh nằm lâu sẽ dễ bị loét da tại các vùng ít mỡ nhiều xương vì phần xương sẽ đè lên các mạch máu nhiều hơn tại các mặt phẳng cứng.

Nệm nâng tự động Zlab 2.0 sử dụng nguyên khối chất liệu foam cao cấp, rất êm và đàn hồi tốt, mang lại cảm giác thoải mái khi nằm tốt hơn đệm bông ép và xơ dừa. Foam cũng là chất liệu phân tán lực tốt nên giúp ngăn ngừa tình trạng loét da tốt hơn nệm bông ép, xơ dừa.

Kết luận

Mặc dù chỉ có chức năng chính là nâng đầu tự động bằng điện, các chức năng phụ như nâng chân, hạ chân ngồi thoải mái, lật người 2 bên cần phải có công cụ khác hỗ trợ và cần sự trợ giúp của người thân. Nhưng nệm nâng Zlab 2.0 có nhiều ưu điểm nổi trội khác so với giường y tế là:

  • Bênh nhân vẫn được ngủ trên chiếc giường cũ quen thuộc của mình 
  • Vẫn có thể ngủ cùng người thân
  • Không chiếm diện tích không gian trong nhà
  • Có thể dễ dàng mang đi nhiều nơi trong nhà 
  • Có thể tái sử dụng làm giường bệt hoặc ghế bệt cao cấp 
  • Nằm êm, thoải mái hơn nhờ chất liệu nệm cao cấp 
  • Giá thành rẻ hơn hầu hết các loại giường y tế hiện nay. 

Vậy nên nệm nâng tự động Zlab 2.0 sẽ là một lựa chọn tâm lý, tiết kiệm, tránh lãng phí và tiện lợi để thay thế cho giường y tế  chăm sóc người bệnh tại nhà.

]]>
https://nemnangtudong.com/so-sanh-giuong-y-te-voi-nem-nang-tu-dong-zlab-2-0-541/feed/ 0
Những vấn đề về tâm lý mà người chăm sóc có thể gặp phải khi chăm người thân bị bệnh tại nhà https://nemnangtudong.com/nhung-van-de-ve-tam-ly-ma-nguoi-cham-soc-co-the-gap-phai-khi-cham-nguoi-than-bi-benh-tai-nha-538/ https://nemnangtudong.com/nhung-van-de-ve-tam-ly-ma-nguoi-cham-soc-co-the-gap-phai-khi-cham-nguoi-than-bi-benh-tai-nha-538/#respond Tue, 26 Mar 2024 07:32:52 +0000 https://nemnangtudong.com/?p=538 Việc chăm sóc một người thân bị bệnh nằm liệt giường tại nhà có thể mang lại những thách thức lớn, không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần.

Dưới đây là một số vấn đề về tinh thần mà bạn có thể gặp phải:

Cảm giác quá tải và mệt mỏi:

Chăm sóc người bệnh đòi hỏi nhiều năng lượng và thời gian, có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và quá tải, đặc biệt nếu bạn còn phải giải quyết công việc hoặc trách nhiệm khác.

Cảm giác cô đơn và tách biệt:

Việc dành phần lớn thời gian cho việc chăm sóc có thể cô lập bạn khỏi bạn bè, gia đình và hoạt động xã hội khác, gây ra cảm giác cô đơn và tách biệt.

Lo lắng và căng thẳng:

Lo lắng về sức khỏe và tương lai của người thân, cũng như áp lực từ việc cung cấp chăm sóc tốt nhất, có thể tạo ra căng thẳng tâm lý đáng kể. Nếu người thân được chăm sóc không có cải thiển đáng kể nào về tình trạng bệnh thì người chăm sóc sẽ dễ bị lo lắng và thất vọng hơn.

Cảm xúc mâu thuẫn:

Bạn có thể trải qua một loạt cảm xúc mâu thuẫn như yêu thương, trách nhiệm lẫn giận dữ, ức chế hoặc tội lỗi, đặc biệt khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc bất lực.

Tội lỗi người chăm sóc:

Cảm giác tội lỗi vì không làm đủ hoặc cảm thấy khó chịu với tình hình hiện tại có thể phổ biến, đặc biệt nếu bạn phải cân nhắc giữa việc chăm sóc bản thân và nghĩa vụ chăm sóc người khác.

Trầm cảm:

Áp lực kéo dài có thể gây trầm cảm

Áp lực và căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm, đó là khi bạn cảm thấy buồn bã, mất hy vọng hoặc mất hứng thú với hoạt động hàng ngày. Thực tế có thể có đến 25 những người chăm sóc có đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán bị trầm cảm. Đặc biệt khi sức khỏe của người thân trở nên nặng hơn hoặc khi họ bị sa sút trí tuệ thì người chăm sóc càng dễ bị trầm cảm hơn.

Để đối phó với những thách thức này, bạn có thể cần:

Tìm kiếm sự hỗ trợ:

Tham gia vào các nhóm hỗ trợ cho người chăm sóc hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình hoặc chuyên gia tâm lý.

Chăm sóc bản thân:

Đừng quên chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của chính mình, bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục và dành thời gian cho bản thân.

Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ chăm sóc người bệnh:

Hiện nay có rất nhiều dụng cụm thiết bị giúp cho việc chăm sóc người bệnh trở nên dễ dàng, an toàn và nhanh hơn. Bạn nên cân nhắc sử dụng các thiết bị này để có thểm thời gian cho bản thân.

Tìm kiếm thông tin và hỗ trợ chuyên môn:

Hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của người thân và các phương pháp chăm sóc sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và kiểm soát hơn.

Nhớ rằng, việc chăm sóc bản thân không chỉ giúp bạn giữ được sức khỏe mà còn giúp bạn chăm sóc người thân tốt hơn. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn cần.

]]>
https://nemnangtudong.com/nhung-van-de-ve-tam-ly-ma-nguoi-cham-soc-co-the-gap-phai-khi-cham-nguoi-than-bi-benh-tai-nha-538/feed/ 0
Làm thế nào để vượt qua căng thẳng hoặc cảm xúc tiêu cực như thất vọng, tức giận khi đang chăm sóc người bệnh liệt giường tại nhà https://nemnangtudong.com/lam-the-nao-de-vuot-qua-cang-thang-hoac-cam-xuc-tieu-cuc-nhu-that-vong-tuc-gian-khi-dang-cham-soc-nguoi-benh-liet-giuong-tai-nha-532/ https://nemnangtudong.com/lam-the-nao-de-vuot-qua-cang-thang-hoac-cam-xuc-tieu-cuc-nhu-that-vong-tuc-gian-khi-dang-cham-soc-nguoi-benh-liet-giuong-tai-nha-532/#respond Tue, 26 Mar 2024 03:16:21 +0000 https://nemnangtudong.com/?p=532 Chăm sóc người bệnh liệt giường tại nhà có thể là một quá trình đầy thách thức, đòi hỏi sự kiên nhẫn, lòng trắc ẩn, và khả năng quản lý cảm xúc cá nhân. Việc gặp căng thẳng hoặc có các cảm xúc tiêu cực như thất vọng, buồn bã, tức giận hoặc thấy tội lỗi khi chăm sóc người bệnh tại nhà là điều rất thường xuyên ở những người chăm sóc, đặc biệt là khi tình trạnh sức khỏe của người bệnh trở nên nhẹ hơn. Dưới đây là một số cách giúp bạn vượt qua cảm giác căng thẳng, thất vọng, tức giận hoặc tội lỗi:

Chấp nhận cảm xúc của bản thân

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là chấp nhận rằng mọi cảm xúc bạn trải qua trong quá trình chăm sóc người bệnh là hoàn toàn bình thường và hợp lệ. Đôi khi, chúng ta có thể cảm thấy áp lực phải duy trì một thái độ tích cực liên tục, nhưng điều này không chỉ là không thực tế mà còn có thể làm tăng thêm áp lực lên bản thân. Để chấp nhận cảm xúc của mình, bạn có thể thực hành nhận diện và đặt tên cho cảm xúc mình đang trải qua, sau đó tự nhủ rằng việc cảm thấy như vậy là một phần của quá trình và không làm giảm đi giá trị hay tình yêu bạn dành cho người bạn đang chăm sóc.

Chấp nhận cảm xúc bản thân

Tạo thời gian nghỉ ngơi chăm sóc bản thân

Nhiều người chăm sóc người thân bị bệnh rất luôn luôn có suy nghĩ đặt sức khỏe của người chăm sóc lên trên các vấn đề sức khỏe của bản thân. Nhưng người chăm sóc cần nhớ một điều, họ cần chăm sóc sức khỏe của bản thân thật tốt thì mới có thể chăm sóc tốt cho người thân bị bệnh. Nếu trước đây người chăm sóc có thói quen ăn uống và tập luyện lành mạnh thì chắc chắn họ cũng vẫn phải dành thời gian cho việc này khi đang chăm sóc cho người bệnh. Giữ liên lạc với bạn bè và các hoạt động yêu thích trước đây là việc quan trọng để bản thân người chăm sóc không bị suy giảm về thể chất và tinh thần khi chăm sóc người thân bị bệnh.

Lập lịch trình và tổ chức công việc

Việc lập lịch trình cụ thể cho các công việc chăm sóc giúp tạo ra một cảm giác kiểm soát và giảm bớt sự hỗn loạn. Bắt đầu bằng cách ghi chép tất cả các nhiệm vụ cần thực hiện hàng ngày, từ việc cung cấp thuốc, thời gian ăn uống, đến các hoạt động vật lý như thay băng hoặc tắm. Sau đó, phân chia chúng thành các khối thời gian cố định trong ngày. Đừng quên để lại khoảng trống cho thời gian nghỉ ngơi và các sự cố không lường trước được. Sử dụng công cụ như lịch, ứng dụng di động, hoặc bảng công việc có thể hỗ trợ trong việc quản lý và theo dõi.

Lập kế hoạch chi tiết công việc

Tìm hiểu về tình trạng của người bệnh

Có kiến thức về bệnh tình và nhu cầu chăm sóc của người bệnh không chỉ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong việc chăm sóc họ mà còn giúp bạn đưa ra quyết định chăm sóc tốt hơn. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về bệnh lý, các biện pháp chăm sóc tốt nhất, và những dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý. Việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế, đọc sách, tham gia các khóa học trực tuyến hoặc nhóm hỗ trợ có thể cung cấp cho bạn kiến thức và công cụ cần thiết.

Đặt mục tiêu và kỳ vọng thực tế

Trong quá trình chăm sóc, quan trọng là phải nhận thức được rằng có những hạn chế cho cả bản thân bạn và người bạn đang chăm sóc. Đặt mục tiêu và kỳ vọng không tưởng có thể dẫn đến sự thất vọng và cảm giác thất bại. Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì có thể thực hiện được và đặt mục tiêu dựa trên điều kiện thực tế và khả năng của bạn và người bạn đang chăm sóc. Mục tiêu này có thể là duy trì sức khỏe hiện tại của người bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua các hoạt động tinh thần và vui chơi, hoặc đơn giản là giữ cho họ cảm thấy được yêu thương và an toàn. Khi bạn đặt mục tiêu, hãy đảm bảo rằng chúng rõ ràng, đo lường được và có thể đạt được, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy có định hướng và mục đích trong công việc chăm sóc.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng việc điều chỉnh kỳ vọng không có nghĩa là bạn đang từ bỏ hoặc không còn quan tâm. Thay vào đó, đó là một bước quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần của bạn và đảm bảo rằng bạn có thể tiếp tục cung cấp sự chăm sóc tốt nhất có thể trong thời gian dài. Sự chấp nhận này cũng giúp giảm bớt áp lực và cảm giác thất vọng khi đối mặt với những thách thức không thể kiểm soát được.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng việc chăm sóc là một hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, lòng trắc ẩn và sự linh hoạt. Bằng cách đặt mục tiêu và kỳ vọng thực tế, bạn không chỉ giảm bớt gánh nặng cho bản thân mà còn tạo điều kiện để cung cấp sự chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Đừng quên tìm kiếm sự hỗ trợ khi bạn cần và nhớ rằng việc chăm sóc bản thân cũng quan trọng như việc chăm sóc người khác.

]]>
https://nemnangtudong.com/lam-the-nao-de-vuot-qua-cang-thang-hoac-cam-xuc-tieu-cuc-nhu-that-vong-tuc-gian-khi-dang-cham-soc-nguoi-benh-liet-giuong-tai-nha-532/feed/ 0
Các bài tập tại chỗ không cần dụng cụ để hạn chế teo cơ cho người bệnh liệt giường https://nemnangtudong.com/cac-bai-tap-tai-cho-khong-can-dung-cu-de-han-che-teo-co-cho-nguoi-benh-liet-giuong-529/ https://nemnangtudong.com/cac-bai-tap-tai-cho-khong-can-dung-cu-de-han-che-teo-co-cho-nguoi-benh-liet-giuong-529/#respond Tue, 26 Mar 2024 03:02:03 +0000 https://nemnangtudong.com/?p=529 Để hạn chế hiện tượng teo cơ ở người bệnh liệt giường, việc thực hiện các bài tập phù hợp và an toàn là rất quan trọng. Dưới đây là một số bài tập cụ thể, chi tiết mà người bệnh có thể thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của nhân viên y tế hoặc nhà vật lý trị liệu:

Bài Tập Co Duỗi Các Ngón Chân

Mục đích: Giúp cải thiện sự linh hoạt của các ngón chân và kích thích tuần hoàn máu ở chân.

Cách thực hiện: 

  • Nằm ngửa, giữ chân thẳng.
  • Cố gắng co các ngón chân về phía mình sau đó duỗi ra.
  • Lặp lại động tác 10-15 lần cho mỗi chân.

Bài Tập Xoay Cổ Chân

Mục đích: Tăng cường sự linh hoạt của khớp cổ chân và kích thích lưu thông máu.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa, giữ chân thẳng.
  • Xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
  • Thực hiện 10 vòng cho mỗi chân.

Bài Tập Nâng Cánh Tay

Mục đích: Duy trì sức mạnh của cánh tay và vai.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa hoặc ngồi dựa lưng vào giường.
  • Nâng cánh tay lên trên cao rồi hạ xuống.
  • Lặp lại 10-15 lần cho mỗi cánh tay.

Bài Tập Nén Đùi

Mục đích: Giúp cải thiện sức mạnh của cơ đùi.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa, đặt một cuốn sách hoặc gối mỏng giữa hai đầu gối.
  • Nén đầu gối vào nhau và giữ trong vài giây rồi thả lỏng.
  • Lặp lại động tác 10-15 lần.

Bài Tập Điều Khiển Hô Hấp

Mục đích: Tăng cường sức mạnh của cơ bụng và hỗ trợ hô hấp.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa, đặt một tay lên bụng và tay kia lên ngực.
  • Hít thở sâu bằng bụng sao cho tay trên bụng nâng lên, trong khi tay trên ngực cố gắng giữ yên.
  • Thở ra chậm và kiểm soát, lặp lại 5-10 lần.

Lưu Ý Quan Trọng

Khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, điều quan trọng là phải chú ý đến cảm giác của cơ thể và tránh gây đau đớn hoặc khó chịu. Bệnh nhân cần được khuyến khích báo cáo mọi cảm giác không thoải mái, đau đớn hoặc bất kỳ vấn đề gì khác xuất hiện trong quá trình tập luyện để điều chỉnh bài tập cho phù hợp.

Tích hợp vào Lối Sống Hàng Ngày

Bên cạnh việc thực hiện các bài tập cụ thể, việc tích hợp hoạt động vận động vào lối sống hàng ngày của bệnh nhân cũng rất quan trọng. Điều này có thể bao gồm việc khuyến khích bệnh nhân tham gia vào các hoạt động nhẹ nhàng như:

Dùng bữa ở bàn: Nếu có thể, hỗ trợ bệnh nhân ngồi dậy và dùng bữa tại bàn thay vì trên giường.

Tương tác xã hội: Khuyến khích bệnh nhân tham gia vào các hoạt động xã hội và giao tiếp để tăng cường tinh thần và giảm cảm giác cô lập.

Tham gia vào các hoạt động giải trí nhẹ nhàng: Đọc sách, nghe nhạc, hoặc tham gia vào các sở thích cá nhân khác có thể giúp bệnh nhân duy trì tinh thần lạc quan và sự linh hoạt của cơ thể.

Hiện tượng teo cơ ở người bệnh liệt giường có thể gây ra nhiều khó khăn và thách thức, nhưng thông qua việc áp dụng các biện pháp vận động phù hợp, dinh dưỡng cân đối và tư duy tích cực, bệnh nhân có thể giảm thiểu rủi ro và hỗ trợ quá trình hồi phục. Mọi chương trình tập luyện đều cần được cá nhân hóa và điều chỉnh dựa trên sự phát triển và phản hồi của bệnh nhân, với mục tiêu cuối cùng là duy trì và cải thiện chất lượng cuộc sống.

]]>
https://nemnangtudong.com/cac-bai-tap-tai-cho-khong-can-dung-cu-de-han-che-teo-co-cho-nguoi-benh-liet-giuong-529/feed/ 0
Cách hạn chế hiện tượng loét da ở bệnh nhân nằm liệt giường tại nhà https://nemnangtudong.com/cach-han-che-hien-tuong-loet-da-o-benh-nhan-nam-liet-giuong-tai-nha-526/ https://nemnangtudong.com/cach-han-che-hien-tuong-loet-da-o-benh-nhan-nam-liet-giuong-tai-nha-526/#respond Mon, 25 Mar 2024 03:52:28 +0000 https://nemnangtudong.com/?p=526 Loét da hay còn được gọi là loét do tì đè hoặc loét áp lực, là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thường xuyên mà bệnh nhân nằm liệt giường phải đối mặt. Đây là loại tổn thương da và mô mềm xuất hiện ở những vùng bị giảm tuần hoàn máu do áp lực của xương đè nén vào các mạch máu, thường ở những bộ phận cơ thể chịu lực nhiều như hông, gót chân, mông, và xương cụt. Để hạn chế hiện tượng này, việc áp dụng một chiến lược chăm sóc toàn diện là rất cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp chi tiết giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển loét do tì đè cho những bệnh nhân bị bệnh nằm liệt giường tại nhà.

 

Chăm Sóc Da

Kiểm Tra Da Hàng Ngày:

Người chăm sóc cần kiểm tra da hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu đỏ, sưng, hoặc tổn thương da khi vệ sinh cho người bệnh. Chú ý đến các khu vực chịu áp lực cao như hông, gót chân, vùng xương cụt, bả vai, lưng, hai bên đầu gối, khuỷu tay, phí sau đầu.

Giữ Da Khô và Sạch Sẽ:

Lau chùi da nhẹ nhàng với nước ấm và xà phòng nhẹ, tránh trà xát mạnh làm tổn thương da. Giữ cho da luôn khô và sạch sẽ để phòng tránh nhiễm trùng. Nếu vết loét chẳng may hình thành, việc da bị bẩn sẽ làm vết loét khó điều trị hơn rất nhiều.

Phòng Ngừa Áp Lực

Thay Đổi Tư Thế Thường Xuyên:

Thay đổi tư thế cho bệnh nhân ít nhất mỗi 2 giờ một lần để giảm áp lực lên cùng một khu vực. Không để người bệnh nằm lâu tư thế chân này chồng lên chân kia. Nếu người bệnh nằm nghiêng cần kê gối mềm giữa 2 vùng đầu gối và mắt cá chân.

Sử Dụng Các Sản Phẩm Giảm Áp Lực:

Các loại đệm êm mềm, có độ đàn hồi tốt như foam, cao su sẽ hạn chế được tình trạng loét da tốt hơn các đệm cứng như bông ép, xơ dừa bởi chúng phân tán áp lực cơ thể tốt hơn, ít cản trở tuần hoàn máu hơn tại các điểm dễ bị loét do xương chèn lên mạch máu. Nếu người bênh thuộc nhóm nguy cơ cao bị loét da hoặc đã bị loét da, nên cân nhắc sử dụng nệm hơi tuần hoàn chống loét .

Ngoài ra cần chú ý để ga trải giường phẳng, không bị gấp nếp nhất là tại các điểm dễ bị loét đã liệt kê phía trên. 

Dinh Dưỡng và Hydrat Hóa

Chế Độ Ăn Uống Cân Đối:

Một chế độ ăn giàu protein, vitamin, và khoáng chất giúp tăng cường khả năng phục hồi da và mô mềm.

Duy Trì Hydrat Hóa:

Đảm bảo bệnh nhân uống đủ nước mỗi ngày để duy trì sự hydrat hóa tốt cho da.

Kiểm Soát Đau và Sự Khó Chịu

Đánh Giá và Kiểm Soát Đau Điều Đặn:

Đau có thể làm tăng nguy cơ loét do tì đè do bệnh nhân cử động ít hơn. Kiểm soát đau hiệu quả giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ dàng thay đổi tư thế hơn.

Sử Dụng Các Biện Pháp Giảm Đau Không Dùng Thuốc:

Như áp dụng nhiệt hoặc lạnh, massage nhẹ nhàng, hoặc sử dụng âm nhạc và liệu pháp hương thơm để giảm đau và stress.

Việc hạn chế hiện tượng loét do tì đè ở những bệnh nhân nằm liệt giường đòi hỏi một chiến lược toàn diện, bao gồm sự chăm sóc cẩn thận và kiên nhẫn, sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình và các chuyên gia y tế, cũng như việc sử dụng đúng cách các thiết bị và sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

]]>
https://nemnangtudong.com/cach-han-che-hien-tuong-loet-da-o-benh-nhan-nam-liet-giuong-tai-nha-526/feed/ 0
9 Kỹ năng cần có để chăm sóc người thân bị bệnh liệt giường tại nhà thật tốt https://nemnangtudong.com/9-ky-nang-can-co-de-cham-soc-nguoi-than-bi-benh-liet-giuong-tai-nha-that-tot-523/ https://nemnangtudong.com/9-ky-nang-can-co-de-cham-soc-nguoi-than-bi-benh-liet-giuong-tai-nha-that-tot-523/#respond Mon, 25 Mar 2024 03:45:50 +0000 https://nemnangtudong.com/?p=523 Chăm sóc một người thân yêu khi họ không còn khả năng tự chăm sóc mình là một hành trình đầy yêu thương nhưng không kém phần thách thức. Đó không chỉ là việc chia sẻ những giây phút quý giá mà còn là quá trình học hỏi và thích nghi hàng ngày với những tình huống khó đoán trước. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ 9 kỹ năng thiết yếu mà bất kỳ ai đảm nhận vai trò này cũng cần trang bị để chăm sóc người bệnh tại nhà một cách tốt nhất, đồng thời giữ gìn sức khỏe và tinh thần lạc quan cho bản thân.

Kỹ Năng Giao Tiếp 

Hiểu và được hiểu là nền tảng của mọi mối quan hệ. Trong chăm sóc sức khỏe tại nhà, giao tiếp không chỉ là nói và nghe mà còn là đọc hiểu ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện của người bệnh. Hãy học cách truyền đạt sự quan tâm, hỏi han mà không làm người bệnh cảm thấy bị gượng ép, và biết cách lắng nghe những gì không được nói ra.

Hiểu Biết Sâu Sắc về Tình Trạng Sức Khỏe

Mỗi bệnh nhân có một bệnh án và nhu cầu riêng. Việc trang bị kiến thức về tình trạng sức khỏe cụ thể, hiểu biết về các loại thuốc và tác dụng phụ, cũng như cách sử dụng các thiết bị y tế là vô cùng quan trọng.

Quản Lý Thuốc 

Kỹ năng này không chỉ đòi hỏi việc đảm bảo người bệnh nhận đúng loại thuốc, đúng liều lượng mà còn cần phải theo dõi phản ứng của họ với thuốc và điều chỉnh liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chăm Sóc Cá Nhân và Vệ Sinh 

Chăm sóc cá nhân và vệ sinh cho người bệnh đòi hỏi sự nhạy bén và kỹ năng để đảm bảo họ luôn sạch sẽ, thoải mái mà không làm mất lòng tự trọng của họ.

Tổ Chức và Lập Kế Hoạch Kỹ Lưỡng

Việc lập kế hoạch bữa ăn dinh dưỡng, quản lý lịch hẹn khám bệnh và sắp xếp không gian sống gọn gàng, an toàn không chỉ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái mà còn giúp người chăm sóc giảm bớt căng thẳng.

Sự Kiên Nhẫn và Thấu Hiểu

Đôi khi, tiến triển của bệnh nhân không như mong đợi hoặc bệnh nhân thể hiện sự thất vọng hoặc cáu giận với tình trạng bệnh của chính họ. Trong những thời điểm như vậy, sự kiên nhẫn và khả năng thấu hiểu sẽ là chìa khóa giúp duy trì sự lạc quan và hỗ trợ bệnh nhân hiệu quả.

Linh Hoạt và Sẵn Sàng Thích Nghi

Trong quá trình chăm sóc, bạn sẽ gặp phải những tình huống bất ngờ đòi hỏi phải giải quyết ngay lập tức. Có khả năng nhận diện vấn đề, đánh giá tình hình và đưa ra quyết định nhanh chóng là rất quan trọng. Điều này bao gồm việc biết khi nào cần gọi cấp cứu hoặc khi nào chỉ cần điều chỉnh kế hoạch chăm sóc hàng ngày.

Khả năng thích nghi với những thay đổi, dù là trong tình trạng sức khỏe của người bệnh hay trong môi trường sống, là rất cần thiết. Linh hoạt trong việc thay đổi phương pháp chăm sóc hay thích ứng với các giải pháp thay thế sẽ giúp bạn duy trì chất lượng chăm sóc cao nhất.

Chăm Sóc Sức Khỏe Cá Nhân của chính bạn

Để có thể chăm sóc người khác một cách hiệu quả, bạn cần phải ở trong trạng thái sức khỏe tốt nhất. Điều này bao gồm việc duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, chú ý đến sức khỏe tinh thần, và không ngừng tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

Tìm Kiếm và Sử Dụng Nguyên Tắc Hỗ Trợ

Biết đến và tận dụng các nguồn lực hỗ trợ, từ những người thân khác trong gia đình, cộng đồng chăm sóc sức khỏe đến các nhóm hỗ trợ trực tuyến, có thể giúp bạn cảm thấy không bị cô lập trong hành trình chăm sóc này. Sự hỗ trợ không chỉ đến từ các chuyên gia y tế mà còn từ những người đang trải qua hoặc đã trải qua những trải nghiệm tương tự.

 

Chăm sóc người bệnh tại nhà là một quá trình đầy thách thức nhưng cũng rất đáng quý. Việc trang bị cho mình những kỹ năng trên không chỉ giúp bạn chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất mà còn giúp bạn duy trì sức khỏe và tinh thần lạc quan. Mỗi ngày bạn dành cho người bệnh không chỉ là một ngày họ được chăm sóc mà còn là một bài học quý giá về tình người, sự kiên nhẫn và lòng vị tha.

 

]]>
https://nemnangtudong.com/9-ky-nang-can-co-de-cham-soc-nguoi-than-bi-benh-liet-giuong-tai-nha-that-tot-523/feed/ 0
Những vấn đề thể chất mà người chăm sóc người bệnh tại nhà có thể gặp phải https://nemnangtudong.com/nhung-van-de-the-chat-ma-nguoi-cham-soc-nguoi-benh-tai-nha-co-the-gap-phai-493/ https://nemnangtudong.com/nhung-van-de-the-chat-ma-nguoi-cham-soc-nguoi-benh-tai-nha-co-the-gap-phai-493/#respond Thu, 21 Mar 2024 09:51:49 +0000 https://nemnangtudong.com/?p=493 Người chăm sóc người bệnh tại nhà có thể gặp phải nhiều vấn đề về thể chất do áp lực và yêu cầu của việc chăm sóc. Lý do của điều này này thường bắt nguồn từ việc người chăm sóc đặt nhu cầu của người bệnh lên trước và bỏ qua việc chăm sóc bản thân. Áp lực để cung cấp sự chăm sóc không ngừng, thiếu sự hỗ trợ từ người khác, thiếu các dụng cụ hỗ trợ và thiếu kiến thức về cách tự chăm sóc có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe thể chất.

Dưới đây là những vấn đề điển hình mà người chăm sóc gặp phải khi chăm sóc người bệnh tại nhà:

Mệt mỏi:

Do thường xuyên phải thức khuya hoặc dậy sớm để chăm sóc người bệnh, người chăm sóc có thể cảm thấy mệt mỏi. Việc này cũng có thể do căng thẳng tinh thần liên tục và không có thời gian nghỉ ngơi đủ. Khoảng 11% người chăm sóc báo cáo rằng việc chăm sóc đã khiến sức khỏe thể chất của họ tồi tệ hơn.

Đau lưng và vấn đề cơ bắp:

Việc giúp người bệnh di chuyển, đỡ họ từ giường ra ghế hoặc vào xe lăn có thể gây ra đau lưng và các vấn đề cơ bắp khác. Thiếu kỹ thuật đúng đắn trong việc nâng và di chuyển có thể làm tăng nguy cơ này.

Stress và áp lực tinh thần:

Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng tới tinh thần mà còn gây ra các vấn đề thể chất như đau đầu, huyết áp cao và các vấn đề tim mạch.

Stress khi chăm sóc người bệnh là vấn đề phổ biến

Rối loạn giấc ngủ:

Các vấn đề giấc ngủ, bao gồm khó ngủ và gián đoạn giấc ngủ, thường gặp ở người chăm sóc do lo lắng và phải thức dậy vào ban đêm để chăm sóc người bệnh.

Vấn đề dinh dưỡng và cân nặng:

Người chăm sóc có thể không có thời gian hoặc năng lượng để chuẩn bị bữa ăn cân đối cho bản thân, dẫn đến vấn đề dinh dưỡng hoặc tăng/giảm cân không kiểm soát. Khoảng 60% số người chăm sóc được hỏi trong một cuộc khảo sát ở Mỹ cho thấy họ có thói quen ăn uống và thói quen tập thể dục tệ hơn khi bắt đầu phải chăm sóc người bệnh tại nhà.

Suy giảm miễn dịch:

Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, khiến người chăm sóc dễ bị cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng khác, vết thương của họ cũng lâu lành hơn.

 

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc chăm sóc người bệnh mãn tính có thể gây ra những hậu quả có hại về thể chất, tinh thần và cảm xúc cho người chăm sóc. Khi các gia đình phải vật lộn để chăm sóc người khác, sức khỏe của chính họ cũng sẽ có khả năng cao bị suy giảm. Để giảm thiểu những rủi ro này, người chăm sóc cần nhận được sự hỗ trợ từ người khác, được cung cấp các công cụ hỗ trợ chăm sóc người bệnh tại nhà, áp dụng các biện pháp tự chăm sóc bản thân, và học cách sử dụng kỹ thuật đúng đắn khi chăm sóc người bệnh.

Nệm nâng tự động Zlab 2.0 – giải pháp hỗ trợ chăm sóc người bệnh trở nên dễ dàng hơn

Có rất nhiều thiết bị hỗ trợ để giúp người chăm sóc đỡ người bệnh ngồi dậy được dễ dàng và an toàn hơn. Thông dụng nhất là cho người bệnh nằm trên một chiếc giường y tế, những chiếc giường này có chức năng nâng phần thân trên của người bệnh lên tới một góc 80 độ giúp người bệnh được ngồi dậy ăn uống, sinh hoạt và ra khỏi giường dễ hơn. Đặc biệt với những chiếc giường y tế hiện đại hoạt động bằng điện, người bệnh có thể tự mình ngồi dây nhờ một nút bấm trên điều khiển mà không cần làm phiền đến người thân.

Tuy nhiên những chiếc giường y tế lại khá cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích trong nhà và đặc biệt là tâm lý người bệnh khi về nhà thường không muốn nằm trên giường y tế vậy nên nhiều người bệnh thường từ chối sử dụng.

Giải pháp hỗ trợ chăm sóc người bệnh trở nên dễ dàng hơn

Để giải quyết vấn đề trên bạn có thể tham khảo sản phẩm nệm nâng tự động Zlab 2.0. Chức năng của nệm Zlab 2.0 giống như một chiếc giường y tế hiện đại, đó là chỉ với một nút bấm nệm Zlab sẽ nâng người bệnh từ tư thế nằm phẳng lên tư thế ngồi một cách an toàn và rất nhẹ nhàng. Khác với những chiếc giường y tế cồng kềnh, nệm Zlab 2.0 rất gọn nhẹ nên có thể đặt nó lên chiếc giường quen thuộc của người bệnh, không tốn diện tích trong nhà, không gây cảm giác nằm ngủ trên giường bệnh và thậm chí người bệnh vẫn có thể nằm ngủ được cùng người thân nếu muốn vì nệm Zlab 2.0 có bề rộng 80 cm, chỉ bằng một nửa giường đôi 1m6.

Nệm Zlab 2.0 có giá rất phải chăng, rẻ hơn hầu hết các loại giường y tế hiện nay và còn có thể tái sử dụng làm một chiếc nệm bệt hay ghế bệt tựa lưng. Vậy nên chọn mua nệm nâng tự động Zlab 2.0 là một giải pháp thông minh, tiết kiệm và không bị lãng phí để chăm sóc người thân được tốt hơn.

 

]]>
https://nemnangtudong.com/nhung-van-de-the-chat-ma-nguoi-cham-soc-nguoi-benh-tai-nha-co-the-gap-phai-493/feed/ 0
Cách tắm cho người bệnh tại giường – Hướng dẫn chi tiết https://nemnangtudong.com/cach-tam-cho-nguoi-benh-tai-giuong-huong-dan-chi-tiet-486/ https://nemnangtudong.com/cach-tam-cho-nguoi-benh-tai-giuong-huong-dan-chi-tiet-486/#respond Thu, 21 Mar 2024 09:31:15 +0000 https://nemnangtudong.com/?p=486 Tắm rửa cho người bệnh liệt giường là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, giúp họ cảm thấy thoải mái và giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng da. Đối với những bệnh nhân bị hạn chế chức năng đi lại không thể ra khỏi giường thì việc tắm rửa sẽ diễn ra ngay tại giường của người bệnh. Đây là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn, cẩn thận, kiến thực cụ thể và sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Sau đây là hướng dẫn chi tiết.

Chuẩn bị kỹ càng trước khi bắt đầu

Vật dụng cần thiết:

  • Khăn tắm và khăn mặt: Chọn loại mềm mại để tránh làm tổn thương da người bệnh. Cần chuẩn bị một khăn ướt và một khăn để lau khô.
  • Bình xịt nước hoặc chậu nước ấm: Nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 37°C, tương đương với nhiệt độ cơ thể.
  • Sữa tắm : Sử dụng loại dành cho da nhạy cảm.
  • Kem dưỡng da: Chọn loại dành cho da khô và nhạy cảm.
  • Găng tay dùng một lần, túi rác: Để đảm bảo vệ sinh.
  • Tã lót hoặc ga trải giường chống thấm: Bảo vệ giường và làm cho việc dọn dẹp sau đó dễ dàng hơn.

Môi trường:

  • Đảm bảo phòng tắm có nhiệt độ ấm và không có gió lùa. Có thể sử dụng một máy sưởi phòng nếu cần thiết để giữ ấm cho không gian.

Vệ sinh tay và đeo găng:

  • Rửa tay sạch sẽ và đeo găng tay dùng một lần trước khi bắt đầu, để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
  • Đảm bảo móng tay của bạn đã được cắt gọn gàng và nên tháo các đồ trang sức đang đeo trên tay.

Giao tiếp với người bệnh:

  • Giải thích quy trình cho họ (nếu họ có thể hiểu và giao tiếp), giúp họ cảm thấy thoải mái và an toàn.

Quy trình tắm

Bảo vệ sự riêng tư và thoải mái:

  • Che chắn cơ thể người bệnh bằng khăn tắm hoặc ga trải, chỉ để lộ phần cơ thể bạn sẽ làm sạch, giữ sự kính trọng và riêng tư.

Rửa từng phần cơ thể:

  1. Mặt và cổ: Dùng khăn mặt ẩm nhúng vào nước ấm để nhẹ nhàng lau sạch. Dùng sữa rửa mặt nếu cần. Lau khô bằng khăn mềm.
  2. Tay và cánh tay: Lau sạch từng tay, từ cánh tay đến bàn tay, và giữa các ngón tay. Sử dụng sữa tắm nếu cần và lau khô sau đó.
  3. Thân mình: Tiếp tục với phần trên cơ thể, sau đó là phần dưới, dùng khăn ẩm với sữa tắm để lau sạch mỗi khu vực. Lau khô ngay sau khi rửa.
  4. Chân và bàn chân: Chú ý lau sạch kỹ lưỡng, đặc biệt là giữa các ngón chân.
  5. Vùng kín: Đây là khu vực nhạy cảm, cần được làm sạch một cách cẩn thận, sử dụng khăn sạch và nước ấm, lau từ trước ra sau để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  6. Lưng mông: Cho người bệnh nằm nghiêng. Tắm từ thắt lưng lên đến cổ rồi lau khô. Sau đó tắm từ thắt lưng xuống đến mông rồi lau khô.

Tắm từng phần cho bệnh nhân

Chăm sóc sau khi tắm

  • Dưỡng ẩm cho da: Ngay sau khi tắm và lau khô, áp dụng kem dưỡng ẩm trên toàn bộ cơ thể để giúp da mềm mại và ngăn chặn khô da.
  • Massage nhẹ nhàng: Massage nhẹ nhàng giúp cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng.
Lau khô và massage sau khi tắm

Dọn dẹp và sắp xếp

  • Thay quần áo sạch: Mặc quần áo sạch cho người bệnh và đảm bảo họ cảm thấy thoải mái và ấm áp.
  • Vệ sinh và dọn dẹp: Thu gom tất cả vật dụng đã sử dụng, vứt bỏ găng và khăn vào túi rác, và làm sạch bất kỳ dụng cụ nào khác.

Lưu ý:

  • Giao tiếp: Luôn thông báo cho người bệnh về những gì bạn sắp làm tiếp theo để họ không cảm thấy bất ngờ hoặc lo lắng.
  • Quan sát da: Chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nào của kích ứng da hoặc vết loét do áp lực và xử lý kịp thời.

Với sự chăm sóc và quan tâm, việc tắm cho người bệnh nằm liệt giường không chỉ giúp họ duy trì vệ sinh cá nhân mà còn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.

]]>
https://nemnangtudong.com/cach-tam-cho-nguoi-benh-tai-giuong-huong-dan-chi-tiet-486/feed/ 0
Những sai lầm thường mắc phải khi lựa chọn giường y tế cho chăm sóc người bệnh tại nhà https://nemnangtudong.com/nhung-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-lua-chon-giuong-y-te-cho-cham-soc-nguoi-benh-tai-nha-434/ https://nemnangtudong.com/nhung-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-lua-chon-giuong-y-te-cho-cham-soc-nguoi-benh-tai-nha-434/#respond Fri, 15 Mar 2024 07:41:04 +0000 https://nemnangtudong.com/?p=434 Khi cần chăm sóc một người bệnh tại nhà, việc sử dụng giường y tế sẽ giúp quá trình chăm sóc trở nên dễ dàng và an toàn hơn cho chính người bệnh và người thân chăm sóc. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giường y tế với chức năng khác nhau và mức giá cũng giao động rất lớn từ hơn 5 triệu đến gần 30 triệu đồng. Để tránh phải sai lầm khi chọn mua giường y tế không phù hợp dẫn đến không sử dụng được và phải bỏ xó hoặc thanh lý lại với giá rất rẻ, bài viết dưới đây sẽ liệt kê những sai lầm mọi người thường hay mắc phải khi chọn mua giường y tế.

Không tham khảo ý kiến của chính người bệnh

Đây dường như là lỗi sai thường gặp nhất khi chọn mua giường y tế dẫn đến nhiều trường hợp mua giường y tế về nhưng người bệnh từ chối sử dụng nên phải bỏ xó hoặc thanh lý lại với giá rẻ mạt mặc dù người bệnh chưa nằm lần nào.

Có 3 lý do chính khiến người bệnh từ chối nằm trên giường y tế.

  • Thứ nhất. Giường y tế có thể mang đến cho người nằm cảm giác như bệnh viện chứ không giống như ở nhà. Nhiều người bệnh muốn được chăm sóc ở nhà là vì muốn được trở về nơi quen thuộc của mình, nhưng khi phải nằm trên giường y tế trong chính ngôi nhà của họ, cảm giác thân thuộc sẽ bị giảm đi, thay vào đó họ thấy giống như đang nằm ở bệnh viện hơn.
  • Thứ hai. Đơn giản là chỉ muốn nằm trên chiếc giường cũ thân thuộc. Giường ngủ thường là đồ vật ít khi thay đổi trong hàng chục năm, vậy nên khi phải chuyển sang ngủ một chiếc giường mới, người bệnh có thể sẽ thấy xa lạ không thoải mái như nằm trên giường cũ.
  • Thứ ba. Phải ngủ xa cách cùng người thân. Giường y tế chỉ được thiết kế cho một người nằm. Nằm giường y tế đồng nghĩa với việc người bệnh phải nằm một mình, không thể ngủ cùng người thân như vợ hoặc chồng như trước nữa.

Không tính toán đến chỗ kê giường y tế

Giường y tế là một vật khá là cồng kềnh, nó có diện tích khoảng 2 mét vuông. Đối với nhiều nhà có diện tích nhỏ hoặc có phòng ngủ nhỏ, việc kê thêm một chiếc giường y tế là một điều khó khăn. Họ chỉ có thể tháo bỏ chiếc giường cũ để kê giường y tế hoặc phải chuyển người bệnh sang nằm ở phòng khác như phòng khách hoặc phòng bếp, điều này sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của ngôi nhà và quan trọng hơn là tâm lý của người bệnh. Người bệnh có thể từ chối nằm giường y tế nếu như phải kê giường ở phòng khách.

Giường y tế quá to, chiếm hết diện tích không gian nhà

Chọn chức năng của giường sao cho hợp lý nhất

Giường y tế có nhiều loại giường với nhiều chức năng khác nhau. Giường càng nhiều chức năng thì giá càng cao. Bạn nên căn cứ vào tình trạng, khả năng vận động của người bệnh để chọn giường có chức năng cho phù hợp, tránh việc chọn loại giường nhiều chức năng đắt tiền nhưng lại không dùng tới

Ví dụ nếu người bệnh vẫn còn khả năng đi lại được khi có sự hỗ trợ từ người thân, có thể chỉ cần chọn loại giường có chức năng nâng đầu hoặc nâng đầu và nâng chân cho tiết kiệm vì đây là loại giường y tế có mức giá thấp nhất. Nhưng nếu người bệnh gần như nằm hôn mê bất động một chỗ, cần chọn loại giường có khả năng lật người 2 bên để giúp người thân lật người bệnh được dễ dàng hơn.

Nên có khả năng nên chọn loại giường điều khiển điện thay vì giường tay quay. Tâm lý người bệnh luôn muốn ít bị phụ thuộc nhất có thể vào người khác. Khi dùng giường y tế điện người bệnh có thể tự thực hiện các chức năng của giường bằng cách nhấn nút trên điều khiển. Đối với giường y tế tay quay, tuy có giá rẻ hơn nhưng người bệnh phải phụ thuộc vào người chăm sóc để thực hiện các chức năng của giường.

Chọn loại nệm mang đến cảm giác nằm thoải mái nhất

Người khỏe mạnh thường dành ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày nằm trên giường nhưng với người bệnh số thời gian ở trên giường có thể là 16 thậm chí là 24 tiếng mỗi ngày, vì vậy việc chọn loại nệm để người bệnh nằm thấy thoải mái nhất là điều rất quan trọng nhưng lại ít được mọi người chú ý tới.

Nhiều loại giường y tế hiện nay thường sử dụng nệm xơ dừa hoặc bông ép khá là cứng, một số hãng có thể thêm một lớp mút mỏng khoảng 2cm để cho nệm mềm hơn nhưng nhìn chung các loại đệm sử dụng chất liệu đó vẫn khá cứng. Nếu người khỏe mạnh chỉ nằm khoảng 7-8 tiếng trên nệm cứng thì ít thấy ảnh hưởng nhưng người bệnh có thời gian nằm trên nệm lâu hơn thì sẽ dễ bị tê mỏi người và đặc biệt là dễ bị loét da ở những chỗ xương đè vào mạch máu trên mặt phẳng nệm cứng.

Các tổ chức y tế ở châu Âu và Mỹ đều khuyên người bệnh nằm lâu cần chọn các loại nệm êm có độ đàn hồi tốt như foam hoặc cao su để nằm thoải mái hơn, giải tỏa áp lực khi nằm tốt hơn và hạn chế tình trạng bị loét da. Thậm chí đối với người có nguy cơ cao bị loét da thì phải nằm nệm bơm hơi tuần hoàn rất mềm.

Trên đây là 4 sai lầm mọi người dễ mắc phải nhất khi chọn mua giường y tế dẫn đến việc bỏ một số tiền lớn để mua giường nhưng không làm hài lòng được người bệnh. Hiện trên thị trường đã có một dòng sản phẩm mới giải quyết được nhiều nhược điểm của giường y tế trong việc chăm sóc người bệnh tại nhà.

Nệm nâng tự động Zlab nhỏ gọn, có thể đặt trực tiếp trên giường cũ

Nệm nâng tự động Zlab 4.0 với chức năng chính là nâng đầu tự động bằng điện, người bệnh có thể tự nâng hạ phần thân trên chỉ với một nút bấm, không cần làm phiền đến người thân. Các chức năng khác như nâng chân và lật người có thể thực hiện được với các gối chuyên dụng đi kèm. Nệm Zlab 2.0 được đặt trực tiếp trên giường nhà, không tốn không gian mà lại còn mang đến cảm giác thân thuộc vì người bệnh vẫn được nằm trên chiếc giường quen thuộc của mình và được ngủ cùng người thân. Chất liệu của nệm Zlab 2.0 là foam cao cấp có độ êm và đàn hồi tương đương cao su nên đem đến cảm giác nằm rất thoải mái, hạn chế được tình trạng loét da. Điều vô cùng quan trọng nữa là nệm Zlab 2.0 có giá thành rất hợp lý, rẻ hơn hầu hết các loại giường y tế hiện nay và nệm có thể được tái sử dụng làm giường gấp hoặc ghế tựa cao cấp khi người bệnh không còn nhu cầu sử dụng sau này.

]]>
https://nemnangtudong.com/nhung-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-lua-chon-giuong-y-te-cho-cham-soc-nguoi-benh-tai-nha-434/feed/ 0
Nâng đỡ người bệnh ngồi dậy một cách an toàn – hướng dẫn chi tiết https://nemnangtudong.com/nang-do-nguoi-benh-ngoi-day-mot-cach-an-toan-huong-dan-chi-tiet-423/ https://nemnangtudong.com/nang-do-nguoi-benh-ngoi-day-mot-cach-an-toan-huong-dan-chi-tiet-423/#respond Fri, 15 Mar 2024 04:45:43 +0000 https://nemnangtudong.com/?p=423 Việc hỗ trợ bệnh nhân liệt giường ngồi dậy là công việc rất quan trọng và diễn ra rất thường xuyên khi chăm sóc người bệnh tại nhà. Dưới đây là một số bước và lưu ý quan trọng khi thực hiện việc này, cũng như các vấn đề có thể gặp phải và thiết bị hỗ trợ có ích

Các bước thực hiện

Chuẩn bị trước:

Đảm bảo không gian xung quanh giường bệnh nhân rộng rãi và không có vật cản.

Giao tiếp rõ ràng:

Thông báo cho bệnh nhân về ý định giúp họ ngồi dậy và xác nhận sự sẵn lòng cũng như sẵn sàng về mặt thể chất từ họ

Tiến hành nâng đỡ bệnh nhân.

Người chăm sóc cần:

  • Đứng gần giường bệnh, chân rộng bằng vai để có được tư thế vững chắc.
  • Nếu có thể, hãy đứng ở phía bệnh nhân sử dụng tay mạnh mẽ hơn hoặc phía họ cảm thấy thoải mái nhất.
  • Một tay đặt dưới đầu gối bệnh nhân và tay kia đặt dưới lưng họ, ở vùng thấp hơn cánh tay.
  • Sử dụng cánh tay đặt dưới lưng để hỗ trợ phần thân trên của bệnh nhân, giúp họ dễ dàng nâng mình lên.
  • Khi bệnh nhân chuẩn bị ngồi dậy, nhẹ nhàng nhưng vững chắc kéo bệnh nhân về phía bạn bằng cả hai tay, đồng thời giữ cho lưng của họ được thẳng.

Bệnh nhân cần phối hợp:

  • Bệnh nhân nên đặt tay vào giường hoặc vào vai người chăm sóc (nếu có thể) để giúp hỗ trợ việc dịch chuyển.
  • Khi người chăm sóc bắt đầu hỗ trợ, bệnh nhân nên cố gắng sử dụng cơ bụng của mình để nâng thân trên, đồng thời đẩy nhẹ qua một bên hoặc dùng tay đẩy để hỗ trợ quá trình ngồi dậy.
  • Khi bắt đầu ngồi dậy, bệnh nhân nên cố gắng giữ cho đầu và vai của mình thẳng theo một đường, điều này giúp giảm áp lực lên cột sống.

Lưu ý chung:

  • Quá trình này cần được thực hiện từ từ và nhẹ nhàng, tránh các động tác đột ngột có thể gây hại cho bệnh nhân.
  • Đảm bảo rằng bệnh nhân cảm thấy thoải mái và không bị đau đớn trong suốt quá trình.
  • Nếu bệnh nhân hoặc người chăm sóc cảm thấy bất kỳ khó khăn nào, cần dừng lại và xem xét việc sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ hoặc yêu cầu sự hỗ trợ từ nhân viên y tế
  • Nếu bệnh nhân có vấn đề về cột sống vùng thắt lưng, bệnh nhân cần được xoay người sang một bên rồi mới đỡ dậy để tránh ảnh hưởng tới cột sống.
  • Nhớ rằng, mỗi bệnh nhân có thể có nhu cầu và hạn chế khác nhau, vì vậy mọi hành động hỗ trợ đều cần được cá nhân hóa cho phù hợp.

Hỗ trợ bệnh nhân ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa

Các vấn đề có thể gặp phải

Rủi ro về an toàn:

Đỡ bệnh nhân ngồi dậy không đúng cách có thể gây ra tổn thương cho cả bệnh nhân và người hỗ trợ, bao gồm các vấn đề về cột sống và cơ bắp.

Sự không thoải mái cho bệnh nhân:

Nếu bệnh nhân được đỡ dậy quá nhanh hoặc trong tư thế không phù hợp, họ có thể cảm thấy đau đớn hoặc chóng mặt.

Các vấn đề về huyết áp:

Bệnh nhân có thể trải qua huyết áp thấp đột ngột khi từ tư thế nằm chuyển sang ngồi, được biết đến là hiện tượng huyết áp thấp tư thế.

 

Thiết bị hỗ trợ

Có rất nhiều thiết bị hỗ trợ để giúp người chăm sóc đỡ người bệnh ngồi dậy được dễ dàng và an toàn hơn. Thông dụng nhất là cho người bệnh nằm trên một chiếc giường y tế, những chiếc giường này có chức năng nâng phần thân trên của người bệnh lên tới một góc 80 độ giúp người bệnh được ngồi dậy ăn uống, sinh hoạt và ra khỏi giường dễ hơn. Đặc biệt với những chiếc giường y tế hiện đại hoạt động bằng điện, người bệnh có thể tự mình ngồi dây nhờ một nút bấm trên điều khiển mà không cần làm phiền đến người thân.

Tuy nhiên những chiếc giường y tế lại khá cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích trong nhà và đặc biệt là tâm lý người bệnh khi về nhà thường không muốn nằm trên giường y tế vậy nên nhiều người bệnh thường từ chối sử dụng.

Để giải quyết vấn đề trên bạn có thể tham khảo sản phẩm nệm nâng tự động Zlab 2.0. Chức năng của nệm Zlab 2.0 giống như một chiếc giường y tế hiện đại, đó là chỉ với một nút bấm nệm Zlab sẽ nâng người bệnh từ tư thế nằm phẳng lên tư thế ngồi một cách an toàn và rất nhẹ nhàng. Khác với những chiếc giường y tế cồng kềnh, nệm Zlab 2.0 rất gọn nhẹ nên có thể đặt nó lên chiếc giường quen thuộc của người bệnh, không tốn diện tích trong nhà, không gây cảm giác nằm ngủ trên giường bệnh và thậm chí người bệnh vẫn có thể nằm ngủ được cùng người thân nếu muốn vì nệm Zlab 2.0 có bề rộng 80 cm, chỉ bằng một nửa giường đôi 1m6.

Nệm Zlab 2.0 có giá rất phải chăng, rẻ hơn hầu hết các loại giường y tế hiện nay và còn có thể tái sử dụng làm một chiếc nệm bệt hay ghế bệt tựa lưng. Vậy nên chọn mua nệm nâng tự động Zlab 2.0 là một giải pháp thông minh, tiết kiệm và không bị lãng phí để chăm sóc người thân được tốt hơn.

]]>
https://nemnangtudong.com/nang-do-nguoi-benh-ngoi-day-mot-cach-an-toan-huong-dan-chi-tiet-423/feed/ 0